Cao đẳng bao đầu ra tại sao phải chen chân vào ĐH rồi thất nghiệp
Cao đẳng đào tạo nghề sát với nhân lực của thị trường lao động cần. Trong khi nhân lực trình độ cử nhân có nguy cơ thất nghiệp sau khi ra trường; nếu chưa tích lũy được kinh nghiệm thực chiến.
Xem thêm: Học Cao đẳng Công nghệ Thông tin sở hữu ngay tấm hộ chiếu việc làm
Nhu cầu thị trường cần lao động tay nghề
Trong thời buổi khó khăn khủng hoảng vì đại dịch Covid 19, việc làm và nhu cầu phục hồi của nền kinh tế rất quan trọng. Trong đó, người lao động để thích ứng với giai đoạn này phải tuân theo quy luật của thị trường. Mới đây , theo khảo sát và dự báo nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự trình độ nghề chiếm đến 68%. Trong khi nhu cầu trình độ đại học đã qua đào tạo chỉ khoảng 17%. Những con số thống kê qua biểu đồ khảo sát dưới đây sẽ thể hiện rõ điều đó.
Tỷ lệ nhu cầu nhân lực theo trình độ chuyên môn
Có thể nhận thấy rõ, doanh nghiệp cần rất nhiều nhân lực lành nghề nhưng nhu cầu chỉ có thể đáp ứng được hơn nửa. Trong khi nguồn lực lao động trình độ đại học lại dư thừa gấp đôi. Đồng nghĩa với việc, sẽ có một lượng lớn sinh viên ra trường phải làm trái ngành hoặc rơi vào tình trạng thất nghiệp còn thợ nghề/ kỹ sư thực hành làm không hết việc.
Học sinh không mặn mà với Cao đẳng.
Những năm gần đây, mặc dù có lợi thế tuyển sinh quanh năm. Nhưng nhiều cơ sở giáo dục Cao đẳng đào tạo nghềchỉ mới đạt được hơn 50% chỉ tiêu; giảm gần 30% so với những năm trước. Điều này thực sự lo ngại khi sinh viên tốt nghiệp THPT chỉ chăm chăm vào Đại học trong khi trái lại với nhu cầu thị trường.
Một nguyên nhân khác cũng khiến học sinh không còn mặn mà với học nghề và học Cao đẳng. Đó chính là hiện nay, nhiều trường đại học bắt đầu mở rộng, ngành nghề cũng đa dạng và phong phú hơn. Một số ngành được đào tạo ở cả đại học chứ không chỉ có ở cao đẳng như trước. Vì thế học sinh cũng có xu hướng “ưu ái” cấp học cao hơn.
Thêm một nguyên nhân nữa đó là do dịch bệnh. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng khá nhiều đến công tác giảng dạy. Các trường nghề cũng vì thế mà trở nên vắng vẻ khó thu hút học viên bằng hình thức trực tuyến hơn so với trình độ Đại học. Bởi đào tạo nghề là đào tạo truyền dạy kinh nghiệm khác với đào tạo Đại học.
Sinh viên ngành Quản trị Khách sạn tham quan dịch vụ khách sạn
Cơ hội việc làm cao khi học nghề
Nếu xác định học để đi làm thực nghiệp, thực nghề thì Đại học không phải là cách để trau dồi kiến thức tốt nhất. Mỗi học sinh sẽ có cách lựa chọn, định hướng nghề nghiệp khác nhau. Tùy theo tính chất ngành nghề mà lựa chọn hình thức học tập phù hợp với bản thân. Cách đào tạo giữa trường trung cấp; cao đẳng cũng có sự khác biệt khi các học viên được thực hành, đào tạo kỹ năng chuyên môn từ sớm. Điều nay mang lại cơ hội nghề nghiệp, sớm tiệm cận với nhu cầu việc làm của các doanh nghiệp.
Thị trường nhân lực đang ngày càng thiếu hụt những tay nghề trẻ có trình độ, được đào tạo chuyên sâu. Tuy nhiên, ở những công việc đòi hỏi kỹ năng cao, thao tác phức tạp sẽ khó có thể sử dụng máy móc, robot thay thế vì chi phí đắt đỏ. Vì thế, những bạn trẻ có tư duy; kinh nghiệm trong nghề đang là nguồn nhân lực mà các nhà tuyển dụng muốn “săn lùng”. Tuy nhiên, giới trẻ hiện nay lại chưa nhìn nhận ra điều này; thay vào đó vẫn chen chân vào Đại học.
Trường Cao đẳng bao đầu ra
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng - Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội cho biết. Là một trong những cơ sở đào tạo chú trọng đầu ra cho sinh viên; điều này thể hiện ngay từ khâu thiết kế chương trình. Chương trình học tại Việt Mỹ được thiết kế với 70% thực hành và chỉ 30% học lý thuyết. Sinh viên ngay từ năm nhất đã có thể tham gia làm các dự án của doanh nghiệp. Đồng thời Doanh nghiệp tham gia may đo theo từng vị trí giúp sinh viên tiệm cận với cơ hội công việc cụ thể
Hiện nay, ngoài việc tham gia ký kết với các doanh nghiệp hàng đầu tại Hà Nội; mục đích đảm bảo đầu ra cho sinh viên có việc làm. Hơn thế nữa cơ hội việc làm của sinh viên Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội không chỉ bó gọn ở đó. Là một trong 18 thành viên của Tập đoàn giáo dục EQuest; đây chắc chắn là cơ hội của sinh viên Việt Mỹ sau khi ra trường.
Về phía người học, bản thân khi trở thành sinh viên của Việt Mỹ phải có trách nhiệm; nghĩa vụ hoàn thành tốt các quy định về học tập. Do đó, khi nhà trường - doanh nghiệp (đơn vị sử dụng lao động); sinh viên tạo nên một mối quan hệ chặt chẽ thì người hưởng lợi lớn nhất vẫn là sinh viên sau khi ra trường.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm