Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội - Thành viên của tổ chức giáo dục EQuest

Tư duy thiết kế và ứng dụng trong ngành thiết kế đồ họa

29/06/2022
Cao Đẳng Việt Mỹ Hà Nội
Cao Đẳng Việt Mỹ Hà Nội
Tư duy thiết kế (Design thinking) không chỉ dành riêng cho nhà thiết kế. Tuy nhiên tại ngành Thiết kế đồ họa nó được áp dụng triệt để khơi gợi khả năng sáng tạo ra các ý tưởng mới.

Khái niệm Tư duy thiết kế (Design thinking) những năm gần đây được nhắc nhiều tại Việt Nam. Tuy nhiên trên thế giới, khái niệm này đã được  các tập đoàn lớn như Sam Sung, Apple.. áp dụng. Ngoài ra, cũng được các trường Đại học lớn trên Thế giới đưa vào giảng dạy như Standford, Havard. Vậy tư duy thiết kế là gì, ứng dụng của tư duy thiết kế trong ngành thiết kế đồ họa mang lại lợi ích như thế nào. Cùng Việt Mỹ Hà Nội tìm hiểu kiến thức liên quan đến vấn đề này. 

Tư duy thiết kế là gì

Là quá trình liên tục nghiên cứu người dùng, thách thức các giả định và xác định lại các vấn đề nhằm mục tiêu tìm kiếm các chiến lược và giải pháp thay thế tối ưu hơn. Từ đó tăng cường sự hiểu biết về khách hàng đang sử dụng sản phẩm của mình.

Lợi ích của tư duy thiết kế trong thiết kế đồ họa.

Việc áp dụng tư duy thiết kế vào thiết kế đồ họa đó là: 

  • Điều chỉnh lại xu hướng phát triển của sản phẩm thiết kế, lấy con người làm trung tâm, đi sâu vào insight của người dùng.
  • Giải quyết những vấn đề khó khăn và chưa xác định rõ ràng trong quá trình thiết kế.
  • Giúp nhà thiết kế khám phá ra những phương pháp mới phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể.
  • Thúc đẩy các doanh nghiệp, tổ chức tiến hành cải tiến trong kinh doanh.
  • Tư duy thiết kế giúp nhà thiết kế tiếp cận những thông tin chi tiết của các vấn đề, nâng tầm khả năng sáng tạo.

Các giai đoạn của tư duy thiết kế trong thiết kế đồ họa 

Hasso-Plattner của học viện thiết kế Stanford đã mô tả tư duy thiết kế là một quá trình gồm 5 giai đoạn bao gồm: Đồng cảm - xác định - ý tưởng - tạo mẫu - kiểm tra. 

Tư duy thiết kế

5 giai đoạn trong tư duy thiết kế

Kiến thức nền tảng hội họa

Giai đoạn Đồng cảm 

Sự đồng cảm đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quy trình thiết kế lấy con người làm trung tâm. Sự đồng cảm cũng giúp nhà thiết kế gạt bỏ những giả định mang tính chủ quan về thế giới cũng như có một cái nhìn thật sự sâu sắc về nhu cầu của đối tượng mục tiêu. Để tìm kiếm sự đồng cảm với các đối tượng mục tiêu, các nhà thiết kế có thể tiến hành các nghiên cứu từ đơn giản đến phức tạp.

Giai đoạn Xác định 

Đây là quá trình tổng hợp lại những thông tin và đưa đến kết luận dựa trên những thông tin đã được tích lũy ở giai đoạn 1. Từ đây, Designer có thể xác định lại các vấn đề cốt lõi trong các bản báo cáo. Xác định chân dung khách hàng là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay giúp xác định nhu cầu và mong muốn của người sử dụng. Trong giai đoạn 2 của tu duy thiết kế, xác định chân dung khách hàng đại diện cho một “nhân vật” mà khách hàng và Designer đều có thể tham gia và sử dụng hiệu quả trong quá trình thiết kế. Xác định chân dung khách hàng thường được sử dụng để phát triển các sản phẩm truyền thông, tiếp thị hoặc nhằm phản ánh quan điểm của con người về tư duy trong lĩnh vực thiết kế đồ họa (tư duy thiết kế đồ họa).

Giai đoạn Ý tưởng 

Sự tích lũy kiến thức và phông hiểu biết của giai đoạn 1 và giai đoạn 2 chính là đòn bây giúp các nhà thiết kế tạo ra các ý tưởng mới. Nói một cách đơn giản hơn, đó chính là tư duy “think out of the box”. Đây chính là giai đoạn Designer sẽ tìm kiếm phương pháp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và độc đáo. Sản phẩm lúc này là sản phẩm của sự sáng tạo và sản phẩm của tư duy. 

Tư duy thiết kế

Giai đoạn Tạo mẫu 

Biến các ý tưởng từ giai đoạn 3 trở thành các giải pháp thực thụ, các sản phẩm hiện hữu. Bước này giúp Designer tìm kiếm giải pháp tốt nhất trong mỗi vấn đề. Để tiết kiệm thời gian và chi phí, thông thường các nhóm thiết kế thường tạo ra một số phiên bản mẫu của sản phẩm để kiểm tra ý tưởng của mình.

Giai đoạn Kiểm tra

Đây là bước cuối cùng trong giai đoạn thiết kế. Tuy vậy, tư duy thiết kế là một quá trình lặp đi lặp lại liên tục và Designer cũng có thể liên tục lặp lại các giai đoạn trước nhằm bổ sung thêm, tìm kiếm hoặc loại trừ cái giải pháp thay thế. 

Trên đây là 5 giai đoạn của tư duy thiết kế. Có một lưu ý nhỏ là 5 giai đoạn này không phải là các bước tuần tự. Trong quá trình vận dụng, nhà thiết kế có thể bỏ qua một số bước hoặc lặp đi lặp lại 1 bước nhiều lần. Bởi, suy cho cùng thì mục tiêu xuyên suốt của tư duy thiết kế chính là đạt được sự hiểu biết sâu sắc về người dùng cũng như tìm kiếm các giải pháp phù hợp.

Kiến thức nền tảng hội họa

Xem thêm: Kiến thức nền tảng hội họa trong ngành Thiết kế đồ họa

Tư duy thiết kế

Mối quan hệ giữa tư duy thiết kế và công cụ thiết kế 

Một nghiên cứu dựa trên nhiều khía cạnh như: động cơ sử dụng, đối tượng, các hình thức đại diện, hoạt động trọng quá trình thiết kế… và các đối tượng này lại thành những nhóm phương pháp phù hợp nhất. Hầu hết các phương pháp này đang được sử dụng để xác định vấn đề. Do vậy, lựa chọn các phương pháp và công cụ thiết kế phù hợp đặc biệt quan trọng trong những bước đầu tiên trong 5 giai đoạn của tư duy thiết kế.

Trên góc độ thiết kế, có thể coi tư duy thiết kế đóng vai trò chủ đạo. Trong đó, lựa chọn công cụ thiết kế phù hợp là một trong những tiền đề quan trọng giúp triển khai các giai đoạn của tư duy thiết kế. Có một lưu ý nhỏ chính là, các công cụ thiết kế thông thường là công cụ vật lý. Chẳng hạn: bút, giấy, bảng hoặc các phần mềm thiết kế đồ họa. Các Designer có thể căn cứ các tiêu chí như: kỹ thuật trực quan hóa, khả năng tăng cường giao tiếp, đối tượng hướng đến… để lựa chọn công cụ thiết kế phù hợp.

Kết luận 

Giữa việc học tư duy thiết kế và học công cụ thiết kế có một mối quan hệ mật thiết. Trong đó, tư duy thiết kế giúp cho ý tưởng của Designer được triển khai một cách bài bản, có hệ thống. Công cụ thiết kế lại giúp triển khai tư duy thiết kế (trong một số công đoạn). Vậy nên, sau khi đã tìm hiểu về ngành thiết kế đồ họa và nhận thấy bản thân có những dấu hiệu phù hợp để trở thành Designer, đừng quên học tư duy thiết kế song song rèn luyện kỹ năng sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa.

Ngành Thiết kế đồ họa tại Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội là một trong những trường đi đầu trong việc đào tạo tư duy ứng dụng thiết kế. Không chỉ môi trường học hiện đại, chương trình đào tạo thực hành chuẩn Quốc tế. Bên cạnh việc đào tạo kỹ năng sử dụng công cụ, chương trình đào tạo Cao đẳng Thiết kế đồ họa còn giúp học viên xây dựng nền tảng và nâng tầm tư duy thiết kế. Doanh nghiệp tham gia giảng dạy thực chiến đối với ngành nghề, thực tập trực tiếp hưởng lương từ năm nhất. Đăng ký ngay để nhận được tư vấn chi tiết.

Đăng ký để nhận tư vấn chi tiết

0 bình luận Tư duy thiết kế và ứng dụng trong ngành thiết kế đồ họa

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đối tác liên kết với Việt Mỹ
15

Năm xây dựng và phát triển

15000

Sinh viên

70%

Thời lượng học là thực hành

8

Lương khởi điểm ra trường 8m/tháng

Form đăng ký học
0.18301 sec| 1045.641 kb