Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội - Thành viên của tổ chức giáo dục EQuest

Kiến thức nền tảng hội họa trong ngành Thiết kế đồ họa

29/06/2022
CĐ Việt Mỹ
CĐ Việt Mỹ
Những kiến thức nền tảng của hội họa là yếu tố vô cùng quan trọng trong lĩnh vực Thiết kế đồ họa. Nó là kim chỉ nam để bạn phát triển nghề nghiệp tương lai sau này.

Bất kỳ ai theo học đào tạo bài bản, đoàng hoàng trong lĩnh vực hội họa, thiết kế đồ họa nói chung sẽ nhận thức được tầm quan trọng của những kiến thức này. Nó giống như phần cốt lõi của một cây cầu, phần nền móng vững chắc của một ngôi nhà. Bạn phải có cái nền vững chắc trước khi xây lên đó bất cứ thứ gì. 

Bạn muốn trở thành một nhà thiết kế đồ họa hay bất cứ điều gì liên quan đến lĩnh vực 2D/3D art...Thì nền tảng kiến thức dưới đây sẽ thật sự bổ ích với một người mới tìm hiểu về ngành này. Hãy lưu lại và chiêm nghiệm nó thường xuyên, từ đó luyện tập để cải thiện áp dụng cho mình. Nó bao gồm các kiến thức nền tảng như: màu sắc, đường nét, mảng khối, không gian, kết cấu, bố cục, độ sáng và bóng tối. 

Màu sắc trong hội họa

Là yếu tố linh hoạt nhất trong hội họa, nó liên quan đến cảm xúc. Chúng ta nói đến sự hiện diện của màu xanh dương với đau buồn, màu đỏ với năng lượng, quyền lực đam mê, xanh lá cây với sự thèm muốn. Vincent Van Gogh đã chọn màu chủ yếu theo chất lượng cảm tính hơn là bản tính thực sự của nó trong tự nhiên. Họa sĩ Tây Ban Nha Pablo Picasso và họa sĩ Pháp Raoul Dufy đã sử dụng những màu xanh dương để tạo ra những tâm trạng đối nghịch nhau. Picasso đã gợi lên một cảm giác buồn và đơn độc trong “người ghi-tar già”. Dufy tạo ra một cảm giác vui tươi, nhẹ nhàng trong Le Haras du Pin.

Một khi học sâu hơn về vẽ, bạn sẽ quan tâm đến màu sắc và độ sáng tối. Nhưng bạn nên có kĩ năng truyền tải được thông điệp thông qua bức tranh, bức ảnh thiết kế khi sử dụng những thứ cơ bản nhất. Bóng xuất hiện khi thiếu đi ánh sáng, vì thế luôn có một bên của vật thể được chiếu sáng nhiều hơn những phần khác. Theo lý thuyết thì đúng nhưng khi áp dụng vào thực tế thì sẽ hơi khác một tí.

Hãy xem qua bức ảnh dưới đây nếu bạn muốn biết thêm về ánh sáng và bóng. Sắc độ có thể giữ nguyên khi bạn sử dụng màu sắc hay xài bản trắng đen. Đây chính là vẻ đẹp khi học về sắc độ bởi vì nó thật sự giúp bạn cải thiện được kĩ năng chọn lựa màu sắc. Cùng xem qua color keys and composition bởi nghệ sĩ người Singapore AC Masoen.

Kiến thức nền tảng hội họa

Color scripts by AC Masoen 

Kiến thức nền tảng hội họa

Đường nét trong hội họa 

Là một phương pháp mà các nghệ sĩ xây dựng các hình khối trong tranh của họ. Đường nét cũng xác định không gian và tạo ra phối cảnh, ảo giác về chiều sâu và khoảng cách. Nhiều tác phẩm hội họa, như những tranh phong cảnh trung quốc, được bố cục hầu như là những đường nét. Họa sĩ người Hà Lan Piet Mondrian sử dụng đường nét để định nghĩa các hình dạng trong những bức tranh trừu tượng như “Bố cục với màu đỏ, vàng và xanh dương”

Kiến thức nền tảng hội họa

 “Bố cục với màu đỏ, vàng và xanh dương” của Piet Mondrian

Mảng khối trong hội họa

Mảng khối cho phép người nghệ sĩ thể hiện cảm giác sức nặng trong tranh, ảnh các sản phẩm thiết ké. Khối giúp người xem tin là họ đang nhìn các vật thể 3 chiều cho dù tranh chỉ là 2 chiều. Nghệ sĩ sinh ở Đức Richard Lindner đã tạo ra cảm giác quyền lực và sức mạnh đe dọa bằng cách vẽ hình dáng người phụ nữ trong Disneyland với phần dưới cơ thể đồ sộ.

Kiến thức nền tảng trong hội họa

Mảng khối trong tranh của Picasso

Kiến thức nền tảng hội họa

Không gian trong thiết kế hội họa

Không gian là sự sắp đặt các đường nét và màu sắc để tạo nên ấn tượng về một bề mặt phẳng của tranh thực sự là 1 cửa sổ trong thế giới 3 chiều. Một điểm nhấn lên khoảng trống trong một bức tranh có thể mang nhiều ý nghĩa cảm xúc. Họa sĩ người Mỹ Andrew Wyeth đã sáng tạo nên cảm giác cô đơn và bị bỏ rơi thông qua cách trình diễn đầy kỹ năng của không gian trong “Hòn đảo của Teel”. Một bức tranh với một lượng không gian giới hạn có thể thiết lập nên một cảm giác đóng kín. Họa sĩ người Ý Jacopo Pontormo tạo ra cảm giác kịch tính, không dễ chịu qua cách sử dụng không gian biến dạng, giam cầm trong “Supper at Emmaus”

Kiến thức nền tảng hội họa

Bức tranh tạo ra cảm giác kịch tính, không dễ chịu qua cách sử dụng không gian biến dạng, giam cầm “Supper at Emmaus” của Họa sĩ người Ý Jacopo Pontormo

 

Kết cấu trong hội họa

Ám chỉ đến bề ngoài của mặt tranh được trải nghiệm chủ yếu qua cảm giác sờ chạm. Kết cấu được tạo ra bởi áp lực tự nhiên hoặc thông qua thao tác của người nghệ sĩ trên các yếu tố nghệ thuật. Khi bề ngoài các đối tượng được tả khác với (bề ngoài của nó khi tả) trên giấy, bố, hoặc các mặt nền khác, chúng được cho rằng có kết cấu tự nhiên. Các nhà điêu khắc và kiến trúc sư xử lý kết cấu thực của môi trường đá, gỗ, và các chất liệu khác của họ.

Kiến thức nền tảng hội họa

Artwork by Ken Chang

Kiến thức nền tảng hội họa

Bố cục trong hội họa

Là các thành phần được sắp xếp như thế nào trong tranh, ảnh; nói cách khác, bố cục xảy ra theo các nguyên lý thẩm mỹ như là sự cân xứng, tỷ lệ, tính đồng nhất, cân bằng, và nhịp điệu... Người họa sĩ, người thiết kế có thể chọn để bố cục một bức tranh trừu tượng phẳng, như là “Elegy to the Spanish Republic LV” của Robert Motherwell, hoặc người họa sĩ có thể tạo nên không gian 3 chiều, như trong “Las Meninas” của họa sĩ Tây ban nha Diego Velazquez. Bố cục xác định cách người họa sĩ muốn người xem “đọc” tranh như thế nào.

Có đôi lúc bố cục nhấn mạnh những yếu tố hay nhân vật quan trọng nhất bằng cách đặt họ lên trước và chính giữa hoặc lên 1 tỷ lệ lớn hơn. Nghệ sĩ người Ý Piero della Francesca đã hướng sự chú ý của người xem vào chúa Jesus vươn cao bằng cách đặt chúa lên đỉnh của một bố cục hình kim tự tháp được viền quanh bằng nhiều cái cây. Mặt khác, bức tranh có thể được bố cục để cho phép mắt người xem dạo quanh xuyên suốt bức tranh, như trong bức phong cành Trung Quốc.

Bố cục có thể đóng góp tâm trạng vào một bức tranh. Người họa sĩ người Canada J. E. H. MacDonald đã bố cục bức phong cảnh “the Elements” để gợi lên cảm giác về mức độ lo âu một cách dữ dội. Ngược lại, họa sĩ người Pháp Claude tạo ra một cảm giác về thứ tự yên bình trong bức phong cảnh của ông ta “The Father of Psyche Sacrificing at the Temple of Apollo”

Kiến thức nền tảng về hội họa

Bố cục hình tháp trong tranh của Tô Ngọc Vân.

Độ sáng tối trong hội họa

Đội sáng và tối có thể được sử dụng để định nghĩa hình dạng và mảng khối, để hướng ánh mắt vào bố cục, để tạo ra không gian, và để biến đổi màu sắc. Nghệ sĩ người Pháp Claude Monet tạo ra một loạt tranh vẽ thánh đường Rouen ở Pháp. Trong loạt tranh này, góc chiếu và cường độ ánh sáng ở các thời điểm khác nhau trong ngày xác định người xem nhìn thấy một hình khối kiến trúc của nhà thờ như thế nào.

Kiến thức về hội họa

Sáng tối trong một tác phẩm hội họa. Ảnh minh họa.

Trên đây là những yếu tố cơ bản cùng quan trọng trong lĩnh vực nghệ thuật và chúng sẽ là chìa khóa mở đường để bạn vươn đến thành công như một nghệ sĩ thực thụ hay một nhà thiết kế tài ba. Để được thừa hưởng những kiến thức quý giá này, bạn có thể trải nghiệm khóa học ngắn hạn hoặc đăng ký theo học chuyên ngành Thiết kế đồ họa chuyên nghiệp tại Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội. Đây sẽ là cơ hội để bạn dấn thân bước vào một lĩnh vực hoàn toàn mới, lĩnh vực nghệ thuật của giới nghệ sỹ với những sáng tạo độc đáo cho đời cho người. 

Đăng ký để nhận tư vấn chi tiết

0 bình luận Kiến thức nền tảng hội họa trong ngành Thiết kế đồ họa

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đối tác liên kết với Việt Mỹ
15

Năm xây dựng và phát triển

15000

Sinh viên

70%

Thời lượng học là thực hành

8

Lương khởi điểm ra trường 8m/tháng

Form đăng ký học
0.52888 sec| 1026.703 kb