Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là gì?
Phân tích tài chính có thể hiểu là việc ứng dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích đối với các báo cáo tài chính tổng hợp, và mối liên hệ giữa các dữ liệu để đưa ra các dự báo và các kết luận hữu ích trong phân tích hoạt động của doanh nghiệp. Đây còn là việc sử dụng các báo cáo tài chính để phân tích năng lực và vị thế tài chính của một doanh nghiệp, và từ đó đánh giá và dự báo năng lực tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.
Phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm mục tiêu gì?
Mục tiêu của phân tích tài chính tùy thuộc vào người phân tích ở vị trí nào, người phân tích tài chính ở những cương vị khác nhau như: nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư hay người cho vay tín dụng…
Đối với nhà quản trị
Các nhà quản trị phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích đưa ra chính sách phù hợp, nắm bắt tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp dựa trên các con số, sau đó có thể đưa ra các chính sách quản lý tài chính.
Đối với nhà đầu tư
Khi phân tích tài chính, mối quan tâm của nhà đầu tư là khả năng sinh lời, diễn biến giá của cổ phiếu, giá trị của doanh nghiệp (thông qua màn định giá), rủi ro tiềm ẩn… Do đó họ cần tất cả những thông tin trên để nắm bắt được thực trạng tài chính, dự đoán tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở ra quyết định về đầu tư.
Đối với cho vay (tín dụng)
Các tổ chức tín dụng, các bên cho vay thì khi phân tích tài chính, mối quan tâm của họ là khả năng trả nợ của bên vay. Tuy nhiên, khi phân tích tài chính doanh nghiệp thì họ sẽ sử dụng các kỹ thuật khác nhau.
Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Các phương pháp sử dụng khi phân tích tài chính doanh nghiệp
Phương pháp so sánh
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích, đánh giá sự thay đổi của các khoản mục/chỉ tiêu thông qua việc sử dụng báo cáo tài chính của nhiều năm liên tiếp:
- Phân tích sự thay đổi qua thời gian 2 đến 3 năm cả về số tuyệt đối và số tương đối của các chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính.
- Phân tích xu hướng dài hạn, trên cơ sở so sánh số liệu của các năm sau so với năm gốc.
Thông qua đó có thể đưa ra những nhận định về chiều hướng, tốc độ, khuynh hướng/xu hướng của các khoản mục/chỉ tiêu qua các năm so với năm gốc.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ vận dụng, có thể rút ra được tính xu thế của các chỉ tiêu; nhược điểm là không đánh giá được chất lượng của thông tin sử dụng để phân tích.
Phương pháp tỷ số
Đây là phương pháp trong đó các tỷ số được sử dụng để phân tích. Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Ưu điểm là có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện.
Phương pháp phân tích tách đoạn (ứng dụng mô hình dupont)
Mô hình Dupont là mô hình được dùng để phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình này tích hợp nhiều yếu tố của Báo cáo kết quả kinh doanh với Bảng cân đối kế toán.
Phương pháp này giúp các nhà phân tích nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp.
Phương pháp phân chia
Phương pháp phân chia là phương pháp được sử dụng phân chia quá trình và kết quả chung thành những bộ phận cụ thể những tiêu chí nhất định, để thấy rõ hơn quá trình và kết quả đó theo khía cạnh khác nhau.
Phương pháp liên hệ đối chiếu
Phương pháp liên hệ đối chiếu được dùng để nghiên cứu, xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế đồng thời xem xét tính cân đối của chỉ tiêu kinh tế trong quá trình hoạt động.
Phương pháp phân tích nhân tố
Phương pháp được sử dụng để nghiên cứu, xem xét mối liên hệ kinh tế giữa chỉ tiêu phân tích với nhân tố ảnh hưởng thông qua 2 bước:
Bước 1: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
Bước 2: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, các nhân tố ảnh hưởng gồm:
- Nêu rõ chiều hướng tác động của nhân tố làm tăng hay làm giảm các chỉ tiêu đang phân tích (Ví dụ: Biến động của sản lượng hoặc giá bán làm tăng hay giảm doanh thu).
- Nêu rõ nguyên nhân nhân chủ quan, khách quan của nhân tố
- Đưa ra cơ sở ý kiến đánh giá
- Kết luận ý nghĩa của việc nghiên cứu các nhân tố đó.
Chẳng hạn như doanh thu thì chịu tác động bởi những nhân tố nào? Giá và sản lượng, chúng ta có thể dùng phương pháp này để xác định doanh thu tăng là do “sản lượng tăng giá bán giảm”, bằng các phương pháp này giúp nhà phân tích sẽ biết chỉ tiêu mình cần phân tích nó bị ảnh hưởng bởi các nhân tố nào, và từng mức độ ảnh hưởng tới các nhân tố để biết được thực chất nguyên nhân là như nào.
Trên đây là thông tin tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp. Nếu bạn quan tâm đến ngành Tài chính doanh nghiệp tại Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội, vui lòng đăng ký theo thông tin sau đây để được tư vấn cụ thể.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm