Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội - Thành viên của tổ chức giáo dục EQuest

Kỹ năng hoạt họa trong ngành thiết kế đồ họa

29/06/2022
CĐ Việt Mỹ
Kỹ năng hoạt họa (Animation skill) là công việc đòi hỏi thành thạo công cụ kỹ thuật và óc sáng tạo. Người học Thiết kế đồ họa sẽ phải nắm được kỹ năng và tư duy cơ bản về thiết kế trực quan.

Không giống như hình ảnh tĩnh Thiết kế hình ảnh (Graphic Designer) là đưa những ý tưởng từ trang giấy lên đồ hoạ máy tính. Để có một thước phim Animation chỉnh chu và đẹp mắt; đòi hỏi người làm phải sử dụng nhiều công cụ và thiết bị hỗ trợ và cả kỹ năng, kỹ xảo. Nó thường mất nhiều thời gian để thao tác trên các phần mềm thiết kế chuyên dụng. 

Và bạn phải thực hành nhuần nhuyễn các công cụ đó để có một tác phẩm ứng ý. Bạn cũng có thể học theo các hướng dẫn trên mạng, trên youtube... Tuy nhiên, để phát triển thành nghề nghiệp và các tác phẩm có sức nặng của sáng tạo thì phải được đào tạo bài bản dưới sự hướng dẫn của chuyên gia. 

Các kỹ năng hoạt họa dành cho dân thiết kế

Các kỹ năng hoạt họa

Kỹ năng hoạt họa cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắc và kiến thức nền tảng về hội họa. Để học được những kiến thức này, trước tiên, bạn hãy tham gia các khóa học thiết kế để được hướng dẫn cách sử dụng công cụ; sắp xếp bố cục và vận dụng màu sắc. Các kỹ năng dưới đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích trước khi xác định theo đuổi nghề thiết kế đồ họa - animation. 

Kỹ năng setup bối cảnh

Tùy từng thể loại video animation mà sẽ có cách thức setup khác nhau. Tuy nhiên kỹ năng này nói chung là để mô tả bước đầu của giai đoạn sản xuất. Ở đây lấy ví dụ về setup bối cảnh trong sản xuất video stop motion để làm ví dụ. 

Không phải tự nhiên trong các ekip làm phim có vị trí kỹ thuật viên ánh sáng. Điều này có nghĩa ánh sáng chiếm vai trò quan trọng trong việc sáng tạo phim ảnh nói chung. Yếu tố ánh sáng cũng là một yếu tố tối quan trọng đối với bất kỳ bộ phim hoạt hình Stop motion nào. Kỹ năng setup  ánh sáng rất quan trọng, do đó nắm được những kỹ năng setup ánh sáng, bối cảnh phù hợp sẽ giúp bạn có được những bức hình chất lượng, đồng thời nổi bật hơn và chuyên nghiệp hơn.

Kỹ năng tạo hình nhân vật

Để tạo ra được hiệu ứng hình ảnh chân thật nhất, các nhân vật trong hoạt hình Stop motion đa phần sẽ dùng nguyên liệu đất sét để tạo hình, bởi đất sét rất linh hoạt trong việc tạo ra nhiều hình dáng khác nhau cũng như chuyển động cho nhân vật, ở đây là dễ thay đổi chuyển động của nhân vật để khi chụp và ghép lại ta sẽ có được một chuyển động hoàn hảo, liền mạch. Mà nếu bạn muốn hiểu hơn về hoạt hình Stop motion là gì bạn càng cần phải nắm được kỹ năng tạo hình nhân vật bằng đất nặn. 

Tinh chỉnh hậu kỳ video

Đây là công đoạn cuối cùng để hoàn thành một bộ phim hoạt hình Stop motion. Không chỉ là việc ghép các hình ảnh lại với nhau, hoạt hình Stop motion cũng có thể chèn thêm các hiệu ứng hình ảnh và âm thanh đơn giản để tạo thêm sự hấp dẫn cho phim hoạt hình. Bạn sẽ cần nắm chắc kỹ năng chuyển động của nhân vật để khi dựng phim sẽ không phải đi "trật đường ray" chuyển động .

Còn đối với phần mềm dựng phim hoạt hình Stop motion, hiện nay có rất nhiều phần mềm hay công cụ dựng phim chuyên nghiệp để bạn có thể edit video tốt nhất. Trong đó có các phần mềm dựng phim đỉnh cao như Adobe Premiere, Final Cut,  Avid media composer sẽ là những công cụ bạn cần thành thạo cơ bản để dựng phim.

Đừng quên đem theo đó là sự đam mê và kiên nhẫn vì ngành Animation không thể học nhanh trong ngày một ngày hai. Để học Animation và trở nên thành thạo trong nghề; bạn sẽ có thể phải tốn ít nhất 2 năm 4 tháng năm học tập và làm việc liên tục để lấy bằng Cao đẳng Thiết kế đồ họa

Các thể loại video hoạt họa 

8 thể loại video hoạt họa phổ biến hiện nay mà sinh viên cần tham khảo để định hướng con đường phát triển nghề nghiệp của riêng mình. Các thể loại video này sẽ phụ thuộc tùy theo từng dự án, từng doanh nghiệp sử dụng...Từ đó có những phong cách thiết kế - kỹ năng khác nhau. Đi kèm với đó là các yêu cầu kỹ thuật, chi phí, cũng như thời gian đầu tư vào sản phẩm khác nhau.

2D Animation 

Là một trong những kỹ thuật Animation truyền thống và cổ điển nhất, 2D Animation vẫn được khá ưa chuộng khi ứng dụng sản xuất video và phim ảnh, chẳng hạn như hoạt hình, video quảng cáo, v.v. bởi tính thuận tiện và linh hoạt của nó.

Theo kiểu truyền thống, từng khung hình chuyển động của 2D Animation sẽ được vẽ hoàn toàn bằng tay, tiêu tốn khá nhiều thời gian để hoàn thiện sản phẩm. Hình ảnh dưới đây các bạn sẽ thấy khá quen thuộc đúng không? 

Phim hoạt hình Doremon là phim sử dụng 2D truyền thống. 

3D Animation 

Sự xuất hiện của 3D Animation như một cuộc cách mạng mới cho ngành này. Không chỉ cho phép Animator phát triển các tuyến nhân vật sinh động, từ “thực” cho tới “siêu thực”, 3D Animation còn được ứng dụng mô phỏng cho các thiết kế kiến trúc hay chế tạo sản phẩm mới. Thông thường, 3D Animation được sử dụng cho các sản phẩm sáng tạo như phim điện ảnh, quảng cáo tương tác, video thương mại, và chiến dịch marketing. 

Kỹ năng diễn hoạt 3D Animation

 

Stop Motion Animation

Là thể loại video hoạt họa lâu đời nhất cho tới nay.  Các bạn có thể bắt gặp các bộ phim làm theo thể loại này như:  Caroline (2009), Shaun the Sheep (2007) (Những chú cừu thông minh), v.v. Để sản xuất một sản phẩm video stop-motion, bạn cần thiết kế một chuỗi các bức ảnh minh họa cụ thể từng đối tượng nhân vật và xâu nối chúng để tạo cảm giác chuyển động.

Một cảnh phim Shaun the Sheep được sản xuất bằng Stop Motion.

Rotoscope Animation

Rotoscope là một kỹ thuật hoạt hình dùng để vẽ lại các cảnh hình chuyển động, khung hình qua khung hình, để tạo ra chuyển động thực. Cũng tương tự như Animation truyền thống, loại hình này cũng yêu cầu họa sĩ diễn hoạt lại cảnh phim trên những lớp kính. 

Ảnh minh họa kỹ thuật hoạt hình Rotoscope

Motion Graphics

Đồ họa chuyển động Motion Graphics, đây là loại hình video thiên về thiết kế đồ họa nhiều hơn. Các video đồ họa chuyển động không phức tạp như các loại hình khác. Bạn sẽ dễ bắt gặp các motion graphic animation được ứng dụng trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện, quảng cáo thương nhờ vào quy trình sản xuất không quá phức tạp và mức phí hợp lý.

Ảnh minh họa: Motion Graphics

Typography Animation

Nghệ thuật chuyển động chữ để ý kỹ, bạn có thể nhận thấy Typography Animation thường được dùng trong các đoạn giới thiệu đầu phim, hay danh đề phim. Ngoài ra, chúng còn xuất hiện ở các dạng video thương mại, thuyết trình, v.v…

MV Người lạ thoáng qua của ca sỹ Đinh Tùng Huy là một trong những ví dụ của đồ họa chuyển động chữ nghệ thuật. 

Claymation

Là từ kết hợp giữa Clay (đất sét) và Animation (Hoạt hình diễn hoạt) trong tiếng Anh.  Đây là một loại kỹ thuật Stop-motion Animation sử dụng các mảnh đất sét được nặn và tạo hình như nhân vật, cũng như các đối tượng nền trong phim.  Người sáng tạo nội dung video dưới dạng Claymation sẽ di chuyển hoặc làm biến dạng chúng qua lại giữa các khung hình để tạo chuyển động liên tục.

Cut-Out Animation

Tương tự như Claymation, Cut-out Animation là một dạng khác của stop-motion.  Tuy nhiên thay vì sử dụng đất sét, Animators sẽ tận dụng vật liệu giấy cắt rời, gắn kết chúng để tạo hình các nhân vật và bối cảnh cho nội dung video.

Kết luận

Bạn đang tìm hiểu về ngành thiết kề đồ họa và những chuyển động đồ họa. Và mong muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này. Không dễ để có thể lĩnh hội ngay tất cả những kiến thức trên đây, lý do đó ngành Cao đẳng Thiết kế đồ họa tại Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội là một nơi để bạn hiện thực hóa đam mê đó và tạo dựng sự nghiệp. Hãy học thiết kế đồ họa cùng chuyên gia từ các tập đoàn truyền thông Marketing lớn. Đăng ký ngay để nhận tư vấn chi tiết.

 

Đăng ký để nhận tư vấn chi tiết

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng hoạt họa trong ngành thiết kế đồ họa

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Bình luận
X
0.04246 sec| 815.18 kb