Nguy cơ thiếu hụt nhân lực STEM trình độ cao
Hiện nay, giáo dục STEM được nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng và ưu tiên. Tổng thống Barack Obama đã có lời phát biểu tại Hội chợ Khoa học Nhà Trắng hằng năm lần thứ ba, tháng 4 năm 2013 như sau: “Một trong những điều mà tôi tập trung khi làm Tổng thống là làm thế nào chúng ta tạo ra một phương pháp tiếp cận toàn diện cho khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM)... Chúng ta cần phải ưu tiên đào tạo đội ngũ giáo viên mới trong các lĩnh vực thuộc chủ đề này và để đảm bảo rằng tất cả chúng ta là một quốc gia ngày càng dành cho các giáo viên sự tông trọng cao hơn mà họ xứng đáng.”
Theo Ủy ban Giáo dục Hoa Kỳ, số lượng công việc STEM dự kiến sẽ tăng 13% từ năm 2017 đến năm 2027. Ngược lại, tất cả các công việc khác dự kiến chỉ tăng 9% trong cùng thời kỳ. Nói cách khác, “cung không đủ cầu” là điều đang diễn ra trên thị trường việc làm STEM.
Khối ngành STEM thiếu hụt nhân lực trình độ cao
STEM là viết tắt của Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học với các ngành nghề rất đa dạng như Công nghệ thông tin, Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, Máy tính Viễn Thông, Kỹ sư,... Theo thống kê, tỉ lệ sinh viên khối ngành này tại Việt Nam ở tất cả các trình độ (cao đẳng, đại học, sau đại học) đều nằm ở mức tương đương hoặc thấp hơn so với nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới. Cũng tại Việt Nam khó khăn hơn cả khi trình độ khoa học, công nghệ ở nước ta còn thấp dẫn đến còn tồn tại quan niệm và sự hiểu biết chưa đầy đủ về vai trò của khoa học, kỹ thuật công nghệ.
Dù là vậy, công nghệ vẫn đang phát triển rất mạnh mẽ, nhất là công nghệ cao đã trở thành một trong những yếu tố cốt lõi tác động tới sự thay đổi cơ cấu ngành nghề, việc làm trên toàn cầu. Nhu cầu nguồn nhân lực trong các lĩnh vực này đã và đang có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm qua và dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong nhiều năm tới.
Tình hình thiếu hụt nguồn lực trong lĩnh vực STEM tại Việt Nam trong những năm gần đây, nhất là nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã được nhiều chuyên gia nhận định và đánh giá. Trước tình hình như vậy, chương trình đào tạo cũng như phương pháp dạy và học khối ngành STEM tại các cơ sở giáo dục cần được chú trọng và nâng cao trong thời gian sắp tới, các đơn vị cần tiếp cận liên ngành và xuyên ngành, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo học tập và trải nghiệm, thực hành.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm